Trang chủ » Tin tức » Công thức tính hàm lượng cốt thép

Công thức tính hàm lượng cốt thép

Bê tông tươi hay bê tông trộn tay là vật liệu giúp công trình thêm vững chắc và có độ bền cao theo thời gian. Bất kỳ công trình xây dựng nào cũng cần sử dụng bê tông tươi để xây dựng. Vì vậy, trước khi thi công công trình lớn hay nhỏ, bạn cần tìm hiểu kỹ và tính toán hàm lượng thép trong bê tông thật chính xác để đảm bảo được độ an toàn và chất lượng đảm bảo cũng như chi phí hợp lý.

Hàm lượng cốt thép trong bê tông không quá nhiều hoặc quá ít. Bài viết này bê tông Toàn miền Nam sẽ đưa ra công thức tính hàm lượng cốt thép trong bê tông chuẩn nhất áp dụng cho tất cả các công trình xây dựng lớn nhỏ.

Công thức tính hàm lượng cốt thép trong bê tông

Cách tính hàm lượng cốt thép trong bê tông

Khái niệm hàm lượng cốt thép

Hàm lượng cốt thép – ký hiệu µ:là tỉ lệ diện tích tiết diện bê tông và diện tích tiết diện cột thép.

Hàm lượng cốt thép trong bê tông nên vừa đủ, không quá nhiều cũng không quá ít. Khi hàm lượng cốt thép trong bê tông quá ít thì công trình dễ bị phá vỡ bởi khả năng chịu lực không đủ mạnh, kết cấu không an toàn. Nếu hàm lượng quá nhiều bê tông sẽ bị phá lực kéo do cốt thép và chi phí xây dựng tăng dẫn đến lãng phí và không hiệu quả.

Đặc điểm chính của cốt thép bê tông

Để tìm hiểu được đặc điểm chính của cốt thép bê tông ta tìm hiểu đặc điểm riêng của bê tông và cốt thép. Bê tông chính là vật liệu chịu nén nhưng không có khả năng chịu kéo, cốt thép là vật liệu vừa chịu kéo tốt vừa chịu được nén, hai vật liệu này có hệ số giãn nở như nhau. Do đó, khi chúng kết hợp với nhau sẽ tạo nên vật liệu hoàn hảo, tránh được những yếu tố tác động của bên ngoài như nhiệt độ, mưa bão. 

Lớp bê tông bên ngoài bảo vệ cốt thép bên trong, lớp cốt thép bên trong bảo vệ bê tông tránh bị ngấm, vỡ công trình. Sự kết hợp hoàn hảo này tạo nên cốt thép bê tông với khả năng chịu kéo và chịu nén tốt.

Khả năng chịu kéo của bê tông chỉ bằng 1/10 so với cường độ chịu nén. Do đó, để tăng lực kéo thì bê tông nên kết hợp cùng với Thép, bê tông có cốt thép bên trong được gọi là bê tông cốt thép.

Tại sao phải kiểm tra hàm lượng cốt thép? Chính là vì những yếu tố trên nên bê tông cần phải có cốt thép để tăng hiệu quả công trình.

Công thức tính hàm lượng thép trong 1m3 bê tông

Cách xác định hàm lượng cốt thép trong bê tông

Công thức tính hàm lượng cốt thép trong 1m3 bê tông chuẩn nhất

Theo giáo sư Nguyễn Đình Cống có đề cập:Hàm lượng cốt thép trong một khối bê tông được tính cụ thể như sau: hàm lượng cốt thép có giá trị tùy thuộc vào quan điểm sử dụng vật liệu xây dựng. Trong trường hợp tiết kiệm chi phí sử dụng thép thì max là 3%, nếu đảm bảo làm chung giữa thép và bê tông thì chỉ số max là 6%.

Hàm lượng cốt thép trong dầm thường nhỏ hơn 2%, nhưng tốt nhất là 1,2 đến 1,5%.

Công thức tính hàm lượng thép trong bê tông

công thức tính hàm lượng thép trong bê tông

Lưu ý:

  • Hàm lượng cốt thép trong 1m3 bê tông nếu ít thì cốt thép sẽ không đủ khả năng chịu lực dẫn đến kết cấu bê tông bị phá hoại

  • Hàm lượng cốt thép trong 1m3 bê tông nếu nhiều thì toàn bộ lực kéo do cốt thép chịu sẽ gây ra lãng phí vật liệu, tốn kém cho chi phí công trình.

>>> Xem thêm: thông tin về bê tông cốt thép

Bảng ước lượng tỷ lệ thép trong bê tông 1m3

Bảng ước lượng về tỷ lệ thép xuất hiện trong 1 mét khối bê tông

Cấu kiệnø ≤ 10 (kg/m³)ø ≤ 18 (kg/m³)ø > 18 (kg/m³)
Móng203050
Dầm móng2512030
Cột306075
Dầm308550
Sàn90
Lanh tô80
Cầu Thang7545

Bảng ước lượng về tỉ lệ thép xuất hiện trong 1m3 bê tông cho bạn tham khảo, tỷ lệ thép phù hợp với từng cấu kiện móng, cột, sàn..

Xem thêm: Bê tông tươi bao nhiêu tiền 1m3

Xác định hàm lượng cốt thép trong 1m3 bê tông theo cách khác

Có nhiều cách để xác định hàm lượng thép trong 1m3 bê tông. Sau đây, bê tông Toàn miền Nam gửi tới bạn đọc 1 cách khác để xác định hàm lượng thép chuẩn nhất:

  1. CT dầm móng chính: Fi<=18:120 kg; fi<=10:25kg/m3 bê tông, có tổng 145 kg/m3

  2. CT móng cột chính: Fi<=18:50 kg; fi<=10:20kg, fi>18:30kg /m3 bê tông, có tổng 90 kg/m3

  3. CT dầm: Fi<=10:30 kg; fi>18:50kg, fi<=18:85kg /m3 bê tông, có tổng 165 kg/m3

  4. CT cột: Fi<=10:30 kg; fi>18:75kg, fi<=18:60kg/m3 bê tông, có tổng 165 kg/m3

  5. CT lanh tô: Fi<=10, có tổng 80 kg/m3

  6. CT sàn chính: Fi<=10, có tổng 90 kg/m3

  7. CT cầu thang chính: Fi<=10:45 kg, fi<=10:75kg/m3 bê tông, có tổng 120 kg/m3

Cách tính hàm lượng thép trong 1m3 bê tông

Hàm lượng cốt thép trong 1m3 bê tông

1 khối bê tông có cân nặng là bao nhiêu kg?

Ngày nay, việc sử dụng bê tông tươi ngày càng nhiều thay thế cho bê tông trộn tay. Vì thế, khi tính cân nặng của 1m3 bê tông thì ta sẽ xét đến bê tông tươi.

Bê tông tươi là vật liệu gồm cát, đá, xi măng và nước; Các nhà xây dựng đã kiểm chứng thực tế một khối bê tông cụ thể nặng khoảng 2400 kg; trọng lượng của bê tông cốt thép sẽ nặng hơn các bê tông khác thường là 2600 kg/mét khối.

Tìm hiểu thêm về các sản phẩm bê tông tươi hay bê tông tươi cốt thép, bạn đọc tham khảo tại đây: https://betongmiennam.net/ hoặc gọi hotline: 9898 868 268 để được hỗ trợ nhanh nhất

Đánh giá bài viết
DƯƠNG ĐỨC DŨNG

DƯƠNG ĐỨC DŨNG

Dương Đức Dũng là Founder và CEO của Công ty TNHH Bê Tông Tươi Toàn Miền Nam, đồng thời là người sáng lập và chủ biên của trang web betongmiennam.net. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực xây dựng và cung cấp Bê Tông Tươi, ông và đội ngũ của mình đã hỗ trợ thành công cho hơn 999+ khách hàng và thực hiện gần 1000+ dự án.

BÊ TÔNG TƯƠI

CẨM NANG BÊ TÔNG

Phương pháp xử lý khi nền nhà bị phồng rộp
Phương pháp xử lý khi nền nhà bị phồng rộp
Chọn gạch xây dựng đúng tiêu chuẩn trong xây dựng
Chọn gạch xây dựng đúng tiêu chuẩn trong xây dựng
Giác móng nhà là gì? Cách giác móng nhà chuẩn xác nhất
Giác móng nhà là gì? Cách giác móng nhà chuẩn xác nhất
Cách giúp thực hiện đổ bê tông tươi không bị nứt
Cách giúp thực hiện đổ bê tông tươi không bị nứt
Có nên ép cọc bê tông đối với các công trình không? Vì sao?
Có nên ép cọc bê tông đối với các công trình không? Vì sao?
Bí quyết chống nóng nhà mái cực kì hiệu quả
Bí quyết chống nóng nhà mái cực kì hiệu quả