Trang chủ » Tin tức » Thời gian phù hợp để tháo dỡ cốp pha là bao lâu sau khi đổ bê tông?

Thời gian phù hợp để tháo dỡ cốp pha là bao lâu sau khi đổ bê tông?

Việc tháo dỡ cốp pha là một trong những bước quan trọng không thể thiếu đối với chất lượng của mọi công trình xây dựng. Để đảm bảo sự bền vững và tuổi thọ của công trình, việc tuân thủ thời gian tháo dỡ cốp pha là hết sức cần thiết. Trong bài viết dưới đây, Bê tông tươi Toàn Miền Nam sẽ chia sẻ với bạn đọc về tầm quan trọng của việc xác định thời gian tháo dỡ cốp pha một cách hợp lý, cùng những kinh nghiệm giúp rút ngắn thời gian thực hiện công việc này.

Thời gian phù hợp để tháo dỡ cốp pha là bao lâu sau khi đổ bê tông?
Thời gian phù hợp để tháo dỡ cốp pha là bao lâu sau khi đổ bê tông?

Thời gian tháo dỡ cốp pha là bao lâu sau khi đổ bê tông? 

  • Đối với bản dầm vòm có khẩu độ nhỏ hơn 2m, thời gian cần để bê tông đạt đến cường độ tiêu chuẩn (50%) để tháo cốp ít nhất là 7 ngày, nhưng có thể biến đổi tùy theo điều kiện thời tiết và khí hậu ở từng vùng miền.
  • Đối với bản dầm vòm có khẩu độ từ 2m đến 8m, thời gian tháo dỡ cốp pha phải là từ 10 ngày trở lên, tính từ thời điểm đổ bê tông. Lúc này, cường độ tối thiểu của bê tông cần để tháo cốp pha là 70%.
  • Đối với bản dầm vòm có khẩu độ lớn hơn 8m, thì thời gian thích hợp nhất để tháo cốp pha là từ 23 ngày trở lên. Trong trường hợp này, cường độ tối thiểu của bê tông cần để tháo cốp pha là 90%.
  • Đối với móng, vì là cấu kiện được đặt trực tiếp lên lớp nền cứng, nên cần bê tông đạt độ linh kết nhất định sau 1-2 ngày là có thể tháo cốp pha.
  • Đối với cột, tương tự như cốp pha móng, cốp pha cột cũng được tháo dỡ sau 1-2 ngày tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.
  • Đối với phần dầm sàn, cốp pha được tháo dỡ sau khoảng 7-10 ngày, và tháo dỡ điểm các cột chống, không nên tháo dỡ toàn bộ, vì sàn không chỉ chịu tải trọng bản thân mà còn chịu tải trọng thao tác thi công.
  • Đối với thang bộ, là cấu kiện chịu lực thao tác thi công thường xuyên khi chưa đủ cường độ, nên cốp pha thang bộ phải đạt cường độ 100% (28 ngày) mới được tháo dỡ.
  • Riêng đối với các công trình xây dựng tại khu vực đất dễ sụt lún hoặc thường xuyên có động đất, cần tuân thủ các quy định đặc biệt về thời gian tháo cốp pha.

Cách rút ngắn thời gian tháo dỡ cốp pha

Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và độ bền của công trình, đội ngũ thi công cần tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về thời gian tháo dỡ cốp pha. Tuy nhiên, với tiến bộ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, các kiến trúc sư cũng đã tìm ra một số mẹo nhỏ giúp rút ngắn quá trình đông hóa bê tông. Điều này giúp tiết kiệm thời gian thi công và giảm thiểu thời gian chờ để bê tông đạt cường độ tối thiểu.

Dưới đây là một số cách giúp rút ngắn quá trình đông hóa bê tông:

  1. Lựa chọn các loại xi măng có khả năng kết dính nhanh, như xi măng Aluminat.
  2. Sử dụng phụ gia như Clorua Canxi để đẩy nhanh quá trình kết tủa của bề mặt bê tông. Việc sử dụng phụ gia này một cách hợp lý không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn không ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
  3. Sử dụng thiết bị đầm rung có tác dụng nén chặt. Khi thao tác đầm, thiết bị này giúp các khối bê tông trở nên chắc chắn hơn và tăng khả năng đông cứng của bê tông hiệu quả hơn.
  4. Làm hồ bê tông kho (có độ sụt từ 1cm đến 2cm) cũng là một cách giúp bê tông nhanh chóng rắn lại.
Thời gian phù hợp để tháo dỡ cốp pha là bao lâu sau khi đổ bê tông?
Thời gian phù hợp để tháo dỡ cốp pha là bao lâu sau khi đổ bê tông?

Những lưu ý riêng khi tháo dỡ cốp pha

  • Tháo cốp pha cho Móng: Bê tông móng được đặt trực tiếp lên lớp nền cứng và chỉ chịu lực bản thân cùng lực xô ngang của thành. Do đó, chỉ cần bê tông đạt độ linh kết nhất định sau 1-2 ngày là có thể tháo cốp pha.
  • Tháo cốp pha cho Cột: Cốp pha cột, tương tự như cốp pha móng, được tháo dỡ sau 1-2 ngày, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.
  • Tháo cốp pha cho Dầm Sàn: Cốp pha dầm sàn thường được tháo dỡ sau 7-10 ngày. Đồng thời, cần tháo dỡ điểm các cột chống, không nên tháo dỡ toàn bộ, vì trên sàn ngoài chịu tải trọng bản thân, còn phải chịu tải trọng thao tác thi công.
  • Tháo cốp pha cho Thang Bộ: Thang bộ là cấu kiện chịu lực thao tác thi công thường xuyên khi chưa đủ cường độ. Do đó, cốp pha thang bộ cần đạt cường độ 100% (28 ngày) mới được tháo dỡ.

Xem thêm: Bê tông nặng là gì? Các ứng dụng của bê tông nặng trong thực tế

Qua việc tìm hiểu về quy trình tháo dỡ cốp pha trong xây dựng, chúng ta nhận thấy rằng việc tuân thủ các quy định về thời gian tháo dỡ là rất quan trọng để đảm bảo sự an toàn và chất lượng của công trình xây dựng. Đội ngũ thi công cần phải nắm vững các quy định này và áp dụng chúng một cách chính xác để tránh các vấn đề phát sinh sau này.

Đánh giá bài viết
DƯƠNG ĐỨC DŨNG

DƯƠNG ĐỨC DŨNG

Dương Đức Dũng là Founder và CEO của Công ty TNHH Bê Tông Tươi Toàn Miền Nam, đồng thời là người sáng lập và chủ biên của trang web betongmiennam.net. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực xây dựng và cung cấp Bê Tông Tươi, ông và đội ngũ của mình đã hỗ trợ thành công cho hơn 999+ khách hàng và thực hiện gần 1000+ dự án.

BÊ TÔNG TƯƠI

CẨM NANG BÊ TÔNG

Phương pháp xử lý khi nền nhà bị phồng rộp
Phương pháp xử lý khi nền nhà bị phồng rộp
Chọn gạch xây dựng đúng tiêu chuẩn trong xây dựng
Chọn gạch xây dựng đúng tiêu chuẩn trong xây dựng
Giác móng nhà là gì? Cách giác móng nhà chuẩn xác nhất
Giác móng nhà là gì? Cách giác móng nhà chuẩn xác nhất
Cách giúp thực hiện đổ bê tông tươi không bị nứt
Cách giúp thực hiện đổ bê tông tươi không bị nứt
Có nên ép cọc bê tông đối với các công trình không? Vì sao?
Có nên ép cọc bê tông đối với các công trình không? Vì sao?
Bí quyết chống nóng nhà mái cực kì hiệu quả
Bí quyết chống nóng nhà mái cực kì hiệu quả