Xoa nền là bước cơ bản giúp bảo vệ bề mặt bê tông, tăng khả năng chịu lực và chịu nén của chúng. Để có một lớp nền đẹp và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, bạn cần tuân thủ quy trình sử dụng bột xoa nền hardener. Chi tiết về bột xoa nền hardener sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây của Bê tông tươi Toàn Miền Nam.
Bột xoa nền hardener là gì?
Bột xoa nền hardener do công ty TKA sản xuất có bề mặt mịn, không chứa kim loại, và được làm từ hạt oxit silic có độ cứng cao, kết hợp với một số hoạt chất khác. Sử dụng bột xoa nền hardener giúp hoàn thiện bề mặt bê tông, đảm bảo độ láng mịn và tăng khả năng kết dính giữa các phân tử bê tông. Nhờ đó, bề mặt bê tông trở nên cứng và chịu lực tốt hơn sau khi khô hoàn toàn.
Dựa trên màu sắc, bột xoa nền hardener được phân thành các loại: xanh, xám, đỏ và vàng. Trong đó, bột xoa nền hardener màu xám và xanh là hai loại được sử dụng phổ biến nhất.
Đặc tính của bột xoa nền hardener
Theo công bố từ nhà sản xuất, bột xoa nền hardener có các đặc tính sau:
- Dạng: Bột
- Khối lượng thể tích: ~1.4 kg/lít
- Nhiệt độ thi công: 6 – 40°C
- Độ mài mòn: < 80 mg/cm²
- Cường độ uốn sau 28 ngày: ≥ 4 N/mm²
- Cường độ nén sau 28 ngày: ≥ 40 N/mm²
- Định mức vật liệu: 3.5 – 8 kg/m²
- Hạn sử dụng: 12 tháng kể từ ngày sản xuất
Ưu điểm của bột xoa nền hardener
Mặc dù được sản xuất dưới dạng bột mịn, bột xoa nền hardener không tạo bụi gây hại, dễ dàng vệ sinh và có khả năng chống mài mòn cũng như chống thấm nước tốt, phù hợp để thi công cả ở những nơi ẩm thấp.
Nhờ những ưu điểm vượt trội, bột xoa nền hardener được sử dụng với nhiều mục đích:
- Hoàn thiện bề mặt sàn: Giúp bề mặt sàn láng mịn, không bị lợn cợn, ngăn ngừa hình thành bụi.
- Tăng khả năng chịu lực: Nhờ sự liên kết bền chắc giữa các phân tử siêu nhỏ phủ trên bề mặt, giúp cho kết cấu nền bền vững hơn khi chịu tác động rung, lắc.
- Chống mài mòn: Bề mặt hoàn thiện với kết cấu chắc chắn, chống mài mòn cực tốt.
- Chống thấm: Tạo khả năng chống thấm toàn diện từ dưới lên và từ trên xuống.
Ứng dụng bột hardener xoa nền trong công trình nào
Bột xoa nền hardener được sử dụng phổ biến trong các công trình công cộng, bao gồm:
- Nền nhà xưởng công nghiệp
- Nền nhà kho – chịu tải lớn và nhiều xe qua lại
- Bãi đỗ xe
- Trường học
- Trung tâm thương mại – hạn chế bụi mịn, dễ dàng vệ sinh
- Sàn nhà và tầng hầm – ngăn nước thấm lên mặt sàn
- Khu phức hợp, công nghiệp
- Đường bê tông
Quy trình thi công bột xoa nền hardener
Xoa nền hardener là một công đoạn cơ bản để hoàn thiện bề mặt bê tông tươi. thực hiện quy trình xoa nền đúng kỹ thuật giúp đảm bảo hiệu quả sử dụng nền bê tông lâu dài.
Chuẩn bị nền
Để có bề mặt bê tông phẳng, mịn, trước khi xoa bột, bề mặt bê tông cần đáp ứng các tiêu chí sau:
- Bề mặt bê tông được cào phẳng
- Bề mặt bê tông còn ướt nhưng không đọng nước
- Đảm bảo độ sụt bê tông trong khoảng 70 – 75mm
- Đảm bảo độ rỗng không khí dưới 3%
- Nếu dùng bột xanh, đỏ, vàng, tuyệt đối không dùng cốt liệu chứa muối hoặc nước muối
Tiến hành xoa nền
Bước 1: rải bột xoa nền hardener
Sau khi chuẩn bị nền hoàn thiện, rải bột xoa nền đều lên bề mặt theo các lớp mỏng. nên rải từ chân tường, chân cột trước và tiến dần vào phía trong.
- Chia mặt sàn thành các khu vực nhỏ để chuẩn bị sẵn khối lượng bột cần thiết cho mỗi vị trí
- Rải bột từ 2 – 3 lần. nếu rải bột 2 lần, lần thứ nhất bằng ⅔ định mức, lần thứ 2 ⅓ định mức. nếu rải bột 3 lần, mỗi lần rải ⅓ định mức.
- KIhi lớp bột hút nước, chuyển dần sang màu sậm thì bắt đầu xoa nền.
Bước 2: xoa nền
Sau lần đầu tiên rải bột, dùng máy xoa với tốc độ chậm hoặc bàn chà gỗ để tăng độ kết dính giữa bột và lớp bê tông. nên xoa từ chân tường, chân cột sau đó tiến dần vào phía trong.
- Lần rải bột thứ 2 sử dụng máy xoa, vị trí nào rải bột trước thì xoa trước.
- Tiến hành tương tự với lần thứ 3 nếu rải bột lần 3
- Trong quá trình xoa nền, nếu khu vực nào có quá ít bột thì cần bổ sung thêm.
Bước 3: hoàn thiện nền
Sử dụng máy xoa nền tốc độ cao để hoàn thiện bề mặt nền. lưu ý, để bàn xoa hơi nghiêng, thực hiện liên tục và đều tay.
- Sau khi hoàn thiện, rửa sạch dụng cụ để tránh bê tông đông kết
- Quy trình và yêu cầu bước hoàn thiện nền phụ thuộc vào yêu cầu về chất lượng bề mặt:
- Bề mặt nhám, chống trượt: không cần xoa nền
- Bề mặt bóng mượt trung bình: sử dụng máy xoa 3 – 4 lần
- Bề mặt bóng: sử dụng máy xoa với lưỡi nằm ngang
- Bề mặt bóng láng: sử dụng máy xoa với lưỡi nghiêng
- Bề mặt cực bóng: sử dụng máy xoa lưỡi nghiêng nhiều lần
Bảo dưỡng nền
- Giữ ẩm cho bề mặt, che chắn nền để tránh tác động gay gắt từ mặt trời hoặc mưa lớn trong 10 – 12 tiếng
- Không tác động mạnh lên bề mặt nền
Xem thêm: Chi tiết cách lắp đặt ván khuôn dầm sàn chuẩn kỹ thuật xây dựng
Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên của Bê tông tươi Toàn Miền Nam, bạn đã hiểu thêm về quy trình sử dụng bột xoa nền hardener. Nếu bạn cần tìm đơn vị cung cấp dịch vụ xoa, cán nền chuyên nghiệp và giá rẻ, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây.