Dầm nhà có ảnh hưởng rất lớn đến kiến trúc và kết cấu của ngôi nhà. Dầm được chia thành hai loại là dầm chính và dầm phụ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ chức năng của hai loại dầm này. Để phân biệt và hiểu rõ hơn về dầm chính dầm phụ, hãy cùng Bê tông tươi Toàn Miền Nam theo dõi bài viết dưới đây.
Dầm là gì? Công dụng của dầm
Dầm là các thanh ngang hoặc nghiêng dùng để chịu lực cho các bộ phận phía trên như sàn, tường, và mái.
Tùy theo chức năng và nhiệm vụ trong kết cấu xây dựng, dầm được chia làm hai loại: dầm chính và dầm phụ.
- Dầm chính: Đây là thanh dầm chịu lực chính trong kết cấu nhà, có thể được thiết kế theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Hai đầu dầm sẽ được nối liền với hai đầu cột, hoặc gác lên chân cột hay vách tường.
- Dầm phụ: Được cấu tạo bằng bê tông cốt thép và khung thép định hình, dầm phụ có kích thước nhỏ hơn so với dầm chính. Dầm phụ được dùng để làm giằng và đặt vuông góc với dầm chính. Hai đầu dầm phụ thường được đặt lên tường nhà vệ sinh hoặc tường lô gia, không đặt lên các cột. Việc thiết kế dầm phụ cần tính toán kỹ lưỡng để truyền tải lực hiệu quả mà không gây lãng phí.
Dầm nhà được thiết kế chắc chắn nhằm chịu lực uốn, đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu khi xây dựng các công trình như dầm sàn, dầm cầu, dầm mái nhà, v.v.
Dầm chính có tác dụng nâng đỡ tấm sàn, trong khi dầm phụ chia sẻ tải trọng với dầm chính. Tùy vào thiết kế công trình, số lượng và kích thước của dầm chính và dầm phụ sẽ được phân chia hợp lý.
Việc xác định đúng vai trò của dầm chính và dầm phụ giúp kỹ sư lựa chọn được kích thước và độ cứng phù hợp. Dầm nhà chịu tải trọng lớn hơn sẽ có kích thước lớn hơn, và ngược lại.
Phân loại các loại dầm phổ biến hiện nay
Có nhiều cách để phân biệt các loại dầm, dưới đây là ba cách phổ biến nhất:
- Dựa trên sơ đồ kết cấu:
- Dầm đơn giản
- Dầm liên tục
- Dầm có mút thừa
- Dầm console
- Dựa trên công dụng:
- Dầm sàn
- Dầm cầu
- Dầm cầu chạy
- Dầm cửa van
- Dựa trên hình dáng:
- Dầm thép chữ I
- Dầm thép chữ U
- Dầm thép chữ V
- Dầm thép chữ H
- Dầm thép chữ L
- Dầm thép chữ Z
- Dầm thép chữ C
- Dầm chữ nhật
Phân biệt dầm chính dầm phụ
Sự khác biệt giữa dầm chính và dầm phụ được phản ánh ngay từ tên gọi và vai trò của chúng. Đơn giản, dầm chính là những thành phần chịu lực chính trong kết cấu, còn dầm phụ có kích thước nhỏ hơn và hỗ trợ để chia sẻ tải trọng với dầm chính.
Dầm phụ, mặc dù được thiết kế với số lượng ít, nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc chia sẻ lực nâng đỡ và lực uốn nén với dầm chính. Điều này là không thể thiếu trong mỗi công trình xây dựng. Việc phân chia tỷ lệ và kích thước của dầm chính và dầm phụ phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng công trình, nhưng vẫn phải đảm bảo số lượng và khả năng chịu lực của cả hai.
Tiêu chí | Dầm chính | Dầm phụ |
---|---|---|
Kích thước | Lớn | Nhỏ |
Số lượng | Nhiều, giữa 2 nhịp dầm chính sẽ có một dầm phụ | Ít, đặt xen giữa hai dầm chính |
Vị trí | Đặt nằm dọc hoặc nằm ngang, nối liền hai đầu cột để gác lên chân cột hoặc vách tường | Đặt vuông góc với dầm chính để làm giằng, đặt trên tường nhà vệ sinh hoặc tường lô gia |
Vai trò | Bộ phận chính nâng đỡ tấm sàn, chịu lực uốn, lực mômen | Chia nhỏ lực nâng tấm sàn với dầm chính, đóng vai trò như dầm cấu tạo chịu uốn nén, hạn chế tính trạng uốn cong của dầm chính |
Kinh nghiệm bố trí dầm nhà
Khi bố trí thép dầm, cần tuân thủ các nguyên tắc sau để đảm bảo tính phù hợp và chuẩn kỹ thuật:
- Đường kính của dầm dọc: Đường kính của cốt thép dầm nên nằm trong khoảng từ 12 đến 25mm, với dầm chính tối đa là 32mm. Không nên sử dụng quá 3 loại dầm có kích thước khác nhau để tránh xung đột trong khả năng chịu lực.
- Lớp bảo vệ dầm:
- Cốt thép chịu lực: Bản và tường có độ dày từ 100mm trở xuống thì sử dụng thép có đường kính Co từ 10mm đến 15mm. Nếu độ dày lớn hơn 100mm, thì sử dụng thép có đường kính từ 15mm đến 20mm. Đối với dầm và sườn có chiều cao dưới 250mm, sử dụng thép có đường kính 15mm (hoặc 20mm), và từ 250mm trở lên sử dụng thép có đường kính 20mm.
- Cốt thép cấu tạo và cốt thép đai: Đối với tiết diện có chiều cao dưới 250mm, sử dụng thép có đường kính 10mm (hoặc 15mm), và từ 250mm trở lên sử dụng thép có đường kính 15mm.
- Khoảng hở yêu cầu của cốt thép dầm: Khoảng hở giữa hai đầu cốt thép phải lớn hơn đường kính của cốt thép lớn nhất. Bố trí cốt thép thành nhiều hàng và không để cố thép ở hàng trên vào khe hở của hàng dưới.
- Nguyên tắc giao nhau: Đặt cốt thép phía trên dầm thành 2 hàng, sao cho khoảng cách giữa hai hàng đủ để cốt thép phía trên của dầm chính nằm giữa hai hàng đó.
Tổng kết lại, việc bố trí thép dầm trong xây dựng đòi hỏi sự chính xác và tuân thủ các nguyên tắc kỹ thuật để đảm bảo tính phù hợp và an toàn của công trình. Từ việc chọn đường kính phù hợp cho cốt thép đến bố trí khoảng hở và nguyên tắc giao nhau, mỗi yếu tố đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một hệ thống dầm chắc chắn và đáng tin cậy. Việc tuân thủ các quy định kỹ thuật không chỉ giúp tăng tính ổn định và bền vững cho công trình mà còn đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Xem thêm: Chi tiết về cách kiểm tra độ sụt bê tông chính xác nhất